Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
dientudonghoadonga.com

Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, phân loại và các hãng Rơ le nhiệt thông dụng hiện nay

Thứ Sáu, 09/08/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

RƠ LE NHIỆT LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐÔNG, PHÂN LOẠI VÀ CÁC HÃNG RƠ LE NHIỆT THÔNG DỤNG HIỆN NAY

 

 

Rơ le nhiệt là một thiết bị bảo vệ điện quan trọng để chống lại quá tải nhiệt độ cho các thiết bị điện. Nó được sử dụng để để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá tải, nhất là khi dòng điện không ổn định, lúc lên lúc xuống. Vậy Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và có các hãng nao? Hãy cùng Cơ Điện Đong Á tìm hiểu qua bài viết sau đây!

 

 

1. Rơ le (replay) nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt (Role nhiệt) hay Replay, đều là những tên gọi để chỉ thiết bị bảo vệ dòng điện. Khi hệ thống điện nhà ở, dân dụng có tình trạng tăng cao hay quá tải, rơ le sẽ tự động đóng ngắt để bảo đảm an toàn, tránh trường hợp nguy cấp. Với giá thành rẻ, lại cho hiệu quả rất cao khi hoạt động, nên thiết bị này được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều hệ thống điện.

 

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le nhiệt

2.1. Cấu tạo:

Rơ le nhiệt được cấu tạo đơn giản với các bộ phận chính gồm:

- Đòn bẩy có trong rơ le nhiệt.

- Tiếp điểm thường đóng được ký hiệu là NC.

- Tiếp điểm thường mở viết tắt là NO.

- Vít chỉnh ngăn dòng điện tác động.

- Thanh lưỡng kim của rơ le.

- Dây đốt nóng có trong rơ le.

- Cần gạt rơ le.

- Nút phục hồi được kí hiệu là reset.

 

2.2. Nguyên lý hoạt động của Rơ le nhiệt:

- Về nguyên lý hoạt động, khi dòng điện tăng mạnh sẽ sinh ra nhiệt độ cao, đốt thanh kim loại giãn nở nhiệt. Nguyên nhân của hiện tượng này, đó là do thanh lưỡng kim trong rơ le bao gồm hai thanh kim loại. Thanh đầu tiên có hệ số giãn nở thấp hơn (chất liệu từ 36% Ni và 64%), thanh thứ hai có độ giãn nở cao hơn 20 lần (được làm từ Crom và Niken).

- Thanh thép kép sẽ bị uốn cong theo thanh kim loại, khi dòng điện đột nhiên có sự thay đổi đột ngột. Độ uốn cong phụ thuộc vào chiều dài, độ dày của thanh kim loại, thanh kim loại càng dài và mỏng thì độ uốn càng cao.

 

 

Xem thêm: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại. Rơ le bảo vệ là gì? Các hãng rơ le bảo vệ thông dụng hiện nay

 

3. Phân loại và cách chọn Rơ le nhiệt

3.1. Phân loại Rơ le nhiệt:

Trên thực tế, có nhiều loại rơle nhiệt khác nhau được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến và các ứng dụng của chúng:

- Rơle nhiệt 1 pha: Được sử dụng trong các hệ thống điện 1 pha nhằm bảo vệ các thiết bị điện như quạt, đèn, tủ lạnh, tủ mát,...

- Rơle nhiệt 3 pha: Dùng để bảo vệ các thiết bị điện công suất lớn sử dụng nguồn điện 3 pha, ví dụ như máy nén khí hay máy bơm nước công nghiệp.

- Rơle nhiệt nồi cơm điện: Thường được sử dụng để bảo vệ nồi cơm điện khỏi quá nhiệt khi nấu.

- Rơle nhiệt máy bơm nước: Loại rơle này chịu tải lớn và chi phí thấp, được sử dụng để bảo vệ các loại máy bơm nước như máy bơm tăng áp, máy bơm chìm, máy bơm bù áp,...

- Rơle nhiệt bình nóng lạnh: Được sử dụng để điều khiển nhiệt độ của bình nóng lạnh, giúp tránh quá nhiệt dẫn đến nguy hiểm.

- Rơle nhiệt bàn là: Được sử dụng trong các bàn là, để bảo vệ các thiết bị khỏi quá nhiệt và giúp tiết kiệm được điện năng.

3.2. Cách chọn Rơ le nhiệt:

Để chọn được rơle nhiệt phù hợp với ứng dụng cần có một vài yếu tố phải quan tâm:

- Dòng điện quá tải của thiết bị: Đầu tiên, bạn cần phải xác định dòng điện quá tải của thiết bị cần được bảo vệ. Nếu chọn rơle sai thì không thể bảo vệ được thiết bị và có thể dẫn đến hỏng hóc, nguy hiểm cho người sử dụng.

- Giá trị nhiệt độ quá tải: Giá trị nhiệt độ quá tải cũng là một yếu tố cần lưu ý khi chọn rơle nhiệt. Nếu giá trị này quá thấp, rơle sẽ bị kích hoạt liên tục và gây ra tình trạng gián đoạn điện khi đóng và ngắt nhanh chóng. Ngược lại, nếu giá trị này quá cao, thiết bị sẽ không được bảo vệ và có thể gây ra điện giật.

- Phương thức hoạt động của rơle: Có hai loại phương thức hoạt động, đó là hoạt động tức thời và hoạt động trễ. Hoạt động tức thời được sử dụng để ngắt ngay lập tức khi có quá tải nhiệt độ. Còn phương thức hoạt động trễ được sử dụng để chờ một khoảng thời gian nhất định sau đó mới ngắt.

- Điện áp nguồn: Cần xác định đúng điện áp nguồn để tránh sự cố xảy ra, tránh sử dụng sai dải điện áp nguồn được chỉ định trên rơle

- Loại rơle nhiệt: Nên sử dụng loại rơle nhiệt phù hợp với loại thiết bị điện cần bảo vệ.

Thông qua những yếu tố đã được liệt kê, chúng ta có thể lựa chọn được rơle nhiệt phù hợp với ứng dụng, từ đó bảo vệ thành công các thiết bị điện và tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa. Trên đây là những thông tin cần biết về một loại thiết bị quan trọng trong các ứng dụng điện. Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn rơle nhiệt phù hợp với hệ thống của mình!

4. Các hãng Rơ le nhiệt thông dụng

4.1. Hãng Chint:

 

 

 

4.2. Hãng ABB:

 

 

 

4.3. Hãng Schneider:

 

 

 

4.4. Hãng Fuji:

 

 

 

4.5. Hãng Ls:

 

 

 

4.6. Hãng Mitsubishi:

 

 

 

4.7. Hãng Siemens:

 

 

 

5. Đơn vị cung cấp Rơ le nhiệt giá tốt toàn quốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Văn phòng chính: Thạnh Hội 1 , Tổ 1 , Ấp Nhứt Thạnh, xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, Bình Dương

Kho HCM : 22/15 Đường 440 giao cắt Võ Nguyên Giáp, Phường Phước Long A , Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Phone : 0974 640 477

Email :codiendonga1981@gmail.com

Website: https://dientudonghoadonga.com.

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh