Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
dientudonghoadonga.com

PLC là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của PLC, các thương hiệu PLC hiện nay

Thứ Ba, 17/09/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

PLC LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PLC, CÁC THƯƠNG HIỆU PLC HIỆN NAY

 

 

PLC là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic. PLC không đơn thuần là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic và tốc độ mà còn về truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển khác, tạo nên một mạng lưới khép kín. Vậy PLC là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng Cơ Điện Đông Á tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

1. PLC là gì?

PLC là cụm từ viết tắt của Programmable Logic Controller, còn được gọi là bộ điều khiển logic khả trình hay bộ điều khiển lập trình. Đây là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic.

Bộ lập trình này nhận tác động từ các sự kiện bên ngoài thông qua các ngõ vào (input) và hoạt động thông qua ngõ ra (output). Programmable Logic Controller hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Tại vị trí ngõ vào, nếu có sự thay đổi thì chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi dựa theo logic.

Ngôn ngữ Programmable Logic Controller phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên mỗi một hãng sản xuất sẽ có ngôn ngữ lập trình riêng, một số hãng sản xuất phổ biến như: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…

 

 

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của PLC

Trong phần nội dung này của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển lập trình nhé.

a. Cấu tạo:

– Thông thường, đối với hệ thống PLC sẽ có các bộ phận như sau:

+ Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM, hoặc EPROM.

+ Bộ xử lý trung tâm:

+ Module input/output: Module I/O được tích hợp trên PLC.

– Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:

+ Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 có nhiệm vụ đổ chương trình và giám sát chương trình.

+ Cổng truyền thông: Loại cổng truyền thông thường được tích hợp với bộ điều khiển lập trình là Modbus RTU. Ngoài ra, bộ lập trình cũng có thể được tích hợp thêm các chuẩn truyền thông khác như Profibus, Profinet, CANopen, EtherCAT…

 

Xem thêm:Tìm hiểu về Biến tần: Khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các thương hiệu Biến tần hiện nay

 

b. Nguyên lý hoạt động:

Bộ điều khiển trung tâm CPU thực hiện điều khiển toàn bộ hoạt động của bộ PLC. Tốc độ xử lý của CPU quyết định đến tốc độ điều khiển của PLC. Chương trình được lưu trữ trên RAM. Pin dự phòng được tích hợp trên PLC giúp chương trình không bị mất khi có sự cố về điện. CPU thực hiện quét chương trình và thực hiện các lệnh theo thứ tự.

 

3. Phân loại PLC

Bộ điều khiển logic khả trình hiện đang được chia ra thành nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có 3 loại cơ bản như sau:

3.1. PLC cố định:

Loại PLC này bao gồm: Bộ nguồn, CPU, bộ nhớ, I/O. Với loại này nó được thiết kế dành riêng cho những dự án tự động hóa quy mô vừa và nhỏ. Nhờ vậy nếu chọn đúng loại PLC sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách lớn cho doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh.

3.2. PLC Mô - đun:

Với loại này nó thích hợp để sử dụng cho những thiết bị hay các ứng dụng đòi hỏi bộ xử lý công suất cao. Bởi nó cần bộ xử lý công suất cao, số lượng đầu ra và vào tương đối nhiều. Một số lĩnh vực phù hợp để sử dụng có thể kể đến như: sản xuất, thực phẩm, khai thác…

3.3. PLC Phân tán

Đây là dạng bộ điều khiển lập trình cao cấp, có thể khắc phục nhược điểm của 2 loại PLC trên. Chúng có thể kết nối các thành phần ở vị trí khác nhau bằng khả năng truyền thông tốc độ cao. Loại này sẽ được ứng dụng tại các nhà máy quy mô lớn và các cơ sở chế biến

 

4. Các thương hiệu PLC hiện nay

4.1. Hãng mitsubishi:

PLC Mitsubishi là một sản phẩm của tập đoàn Mitsubishi Electric – Nhật Bản. PLC hãng Mitsubishi được ứng dụng rộng rãi trong bộ điều khiển các hệ thống công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp.

 

4.2. Hãng Siemens:

PLC Siemens là bộ điều khiển chính cho giải pháp tích hợp hệ thống trong các nhà máy sản xuất và công nghiệp gia công. Thích hợp nhất cho điều khiển logic (thay thế các rơle), song cũng có thể chức năng điều chỉnh (như PID, mờ,…) và các chức năng tính toán khác.

 

4.3. Hãng schneider:

PLC Schneider là một máy tính số được sử dụng để điều khiển và tự động hóa các quy trình công nghiệp.

 

4.4. Hãng Omron:

PLC Omron là bộ vi xử lý trung tâm cho các ứng dụng trong điều khiển hệ thống. PLC Omron xuất xứ từ Japan omron độ bền cao.

 

4.5. Hãng Delta:

 

4.6. Hãng LS:

Bộ lập trình PLC LS do hàn quốc sản xuất là dòng sản phẩm tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến tại Việt nam. Bộ lập trình PLC là một trong các sản phẩm Thiết bị điện LS được Công ty TNHH Thương mại Thiết bị điện Thái Sơn Bắc nhập khẩu trực tiếp và độc quyền phân phối tại việt nam.

 

 

5. Đơn vị cung cấp PLC giá rẻ uy tín toàn quốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Văn phòng chính: Thạnh Hội 1 , Tổ 1 , Ấp Nhứt Thạnh, xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, Bình Dương

Kho HCM : 22/15 Đường 440 giao cắt Võ Nguyên Giáp, Phường Phước Long A , Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Phone : 0974 640 477

Email :codiendonga1981@gmail.com

Website: https://dientudonghoadonga.com.

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh