Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
dientudonghoadonga.com

PLC là gì? Cấu tạo - Nguyên lý - Ứng dụng PLC

Thứ Sáu, 08/03/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

PLC là gì?

PLC là cụm từ viết tắt của Programmable Logic Controller, còn được gọi là bộ điều khiển logic khả trình hay bộ điều khiển lập trình. Đây là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic.

Bộ lập trình này nhận tác động từ các sự kiện bên ngoài thông qua các ngõ vào (input) và hoạt động thông qua ngõ ra (output). Programmable Logic Controller hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Tại vị trí ngõ vào, nếu có sự thay đổi thì chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi dựa theo logic.

Ngôn ngữ Programmable Logic Controller phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên mỗi một hãng sản xuất sẽ có ngôn ngữ lập trình riêng, một số hãng sản xuất phổ biến như: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…

Cấu tạo và phân loại PLC là gì?

Trong phần nội dung này của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và phân loại của bộ điều khiển lập trình nhé.

Cấu tạo

– Thông thường, đối với hệ thống PLC sẽ có các bộ phận như sau:

  • Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM, hoặc EPROM.
  • Bộ xử lý trung tâm:
  • Module input/output: Module I/O được tích hợp trên PLC.

– Ngoài ra, PLC còn có các bộ phận khác:

Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 có nhiệm vụ đổ chương trình và giám sát chương trình.

Cổng truyền thông: Loại cổng truyền thông thường được tích hợp với bộ điều khiển lập trình là Modbus RTU. Ngoài ra, bộ lập trình cũng có thể được tích hợp thêm các chuẩn truyền thông khác như Profibus, Profinet, CANopen, EtherCAT…

Phân loại

Bộ điều khiển logic khả trình hiện đang được chia ra thành nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có 3 loại cơ bản như sau:

PLC cố định

Loại PLC này bao gồm: Bộ nguồn, CPU, bộ nhớ, I/O. Với loại này nó được thiết kế dành riêng cho những dự án tự động hóa quy mô vừa và nhỏ. Nhờ vậy nếu chọn đúng loại PLC sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách lớn cho doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh.

PLC mô-đun

Với loại này nó thích hợp để sử dụng cho những thiết bị hay các ứng dụng đòi hỏi bộ xử lý công suất cao. Bởi nó cần bộ xử lý công suất cao, số lượng đầu ra và vào tương đối nhiều. Một số lĩnh vực phù hợp để sử dụng có thể kể đến như: sản xuất, thực phẩm, khai thác…

PLC phân tán

Đây là dạng bộ điều khiển lập trình cao cấp, có thể khắc phục nhược điểm của 2 loại PLC trên. Chúng có thể kết nối các thành phần ở vị trí khác nhau bằng khả năng truyền thông tốc độ cao. Loại này sẽ được ứng dụng tại các nhà máy quy mô lớn và các cơ sở chế biến

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh