Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
dientudonghoadonga.com

Nút nhấn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, công dụng và phân loại nút nhấn

Thứ Năm, 22/08/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

NÚT NHẤN LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI NÚT NHẤN

 

 

Nút nhấn là một loại thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng nút nhấn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vậy nút nhấn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng Cơ Điện Đông Á tìm hiểu về nút nhấn trong bài viết dưới đây.

 

1. Nút nhấn là gì?

Nút nhấn là một loại khí cụ được sử dụng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc hay 1 số loại quá trình trong điều khiển. Nút nhấn thường được lắp đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn,… Khi thực hiện thao tác với nút nhấn, người dùng cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Đa số các nút nhấn được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn được thiết kế phù hợp với ngón tay hoặc bàn tay để  dễ dàng sử dụng và thao tác.

Nút nhấn được thiết kế, sản xuất theo tiêu chuẩn cao, kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng, dễ lắp đặt và thay thế.

 

 

Xem thêm: Xy lanh khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, phân loại Xy lanh khí nén

 

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Nút nhấn

a. Cấu tạo:

- Cấu tạo nút ấn gồm:

+ Hệ thống lò xo

+ Hệ thống các tiếp điểm thường hở (NO) – thường đóng (NC)

+ Vỏ bảo vệ

+ Với nút nhấn nhả: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động tiếp điểm sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

+ Với nút nhấn giữ: Các tiếp điểm sẽ chuyển trạng thái khi có lực tác động vào nút nhấn. Khi không còn lực tác động vào nút ấn, trạng thái tiếp điểm vẫn sẽ duy trì, khi có lực tác động vào nút nhấn lần nữa thì tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.

b. Nguyên lý hoạt động của Nút nhấn:

Nút nhấn gồm có cơ cấu truyền động, tiếp điểm cố định và rãnh. Cơ cấu chấp hành đi qua toàn bộ công tắc và vào hình trụ mỏng ở phía dưới. Bên trong gồm có tiếp điểm chuyển động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào một tiếp điểm tĩnh và làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Người dùng cần nhấn giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động trong một số trường hợp. Đối với các nút khác, chốt sẽ giữ nút mở cho đến khi nút được ấn lần nữa.

 

3. Công dụng của Nút nhấn

Nút nhấn giúp duy trì trạng thái và thay đổi trạng thái sau mỗi lần bị tác động, rất tiện lợi trong việc đóng mở các thiết bị mà không cần phải thông qua hệ thống mạch tự giữ, giúp tiết kiệm lượng dây dẫn trong mạch điều khiển, đồng thời đóng cắt nhanh các thiết bị, tiết kiệm diện tích cho mặt tủ điện vì chỉ cần dùng 1 nút nhấn sẽ có 2 công dụng.

 

4. Phân loại Nút nhấn

4.1. Nút nhấn giữ:

Nút nhấn giữ thường được sử dụng làm công tắc nguồn, công tắc chức năng cho các thiết bị điện tử và gia dụng: tivi, đầu CD, DVD, máy trộn, máy hút bụi hay trong cả hệ thống tủ điều khiển công nghiệp và nhiều thiết bị khác. Nút nhấn truyền thống có từ 2 tiếp điểm trở lên. Gần như tất cả các nút nguồn của TV và đầu DVD đều sử dụng loại công tắc này. Lần đầu tiên nhấn để tắt, lần thứ hai nhấn vào công tắc để bật nó lên.

 

4.2. Nút nhấn nhả:

Nút nhấn nhả ngày càng được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử gia dụng như: Bếp từ, lò vi sóng, nồi cơm điện tử, máy pha cà phê tự động, quạt điện tử, các cây ATM, các thiết bị tự động trong công nghiệp… Nút nhấn nhả bao gồm 1 nút nhấn và 2 tiếp điểm chính, Khi người dùng nhấn nút thì 2 tiếp điểm này đóng lại nhưng khi ta thả tay ra thì chúng lại mở ra.

Vậy là chúng chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn khi người dùng nhấn nút. Việc nhận biết nút được nhấn sẽ do bộ vi xử lý hay các mạch điện tử số đảm nhiệm. Với nút ấn kiểu này thì bộ vi xử lý có thể thực hiện xử lý hàng trăm phím trong 1 khoảng thời gian cực kỳ ngắn để nhận lệnh từ người dùng.

Hiểu biết về nút nhấn nhả sẽ giúp người dùng có thể thiết kế hay sửa chữa điện tử chuyên nghiệp hơn. Các phím nhấn nhả được ứng dụng nhiều trong các bảng điều khiển của các thiết bị điện tử. Bàn phím điện thoại và bàn phím máy tính là những ví dụ rõ ràng và phổ biến nhất cho kiểu nút nhấn này.

 

4.3. Nút nhấn cảm ứng:

Nút nhấn cảm ứng chứa một ma trận các tiếp điểm. Mỗi tiếp điểm có một giá trị điện trở hoặc điện dung nhất định. Khi nhấn vào các điểm này thì điện trở hoặc điện dung trong mạch sẽ thay đổi. Bộ vi xử lý sẽ nhận ra sự thay đổi này để biết thao tác của người dùng từ đó điều khiển máy theo yêu cầu của người dùng.

 

4.4. Nút nhấn kín nước:

Nút nhấn chống thấm nước cũng giống như nút nhấn thông thường nhưng nó có thêm một nắp chống thấm nước.Toàn phần đầu nút sẽ được bọc cao su nên sẽ giúp nút có khả năng chống thấm nước và bám bụi.

 

5. Các hãng nút nhấn hiện nay

A. Hãng Schneider:

 

 

 

B. Hãng Hanyoung:

 

 

 

 

C. Hãng IDEC:

 

 

6. Đơn vị phân phối Nút nhấn giá rẻ uy tín toàn quốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Văn phòng chính: Thạnh Hội 1 , Tổ 1 , Ấp Nhứt Thạnh, xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, Bình Dương

Kho HCM : 22/15 Đường 440 giao cắt Võ Nguyên Giáp, Phường Phước Long A , Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Phone : 0974 640 477

Email :codiendonga1981@gmail.com

Website: https://dientudonghoadonga.com.

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh