Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
dientudonghoadonga.com

LỖI BIẾN TẦN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Thứ Sáu, 08/03/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

LỖI BIẾN TẦN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Biến tần đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ của động cơ điện. Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà trong quá trình lắp đặt và sử dụng biến tần, các doanh nghiệp thường sẽ gặp phải một số lỗi Biến tần như:

Tại sao khi bấm phím Run/Star trên biến tần thì động cơ không chạy ? 

Biến tần chạy được một lúc rồi dừng ?, hay Tại sao CB bị nhảy khi bật nguồn?...

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp sản phẩm và giải pháp về biến tần, Cơ điện Đông Á mong muốn sẽ mang đến cho bạn những phương pháp khắc phục sự cố hiệu quả nhất và các giải pháp mà bạn cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. Cùng cơ điện Đông Á xem ngay bài viết dưới đây!

1. Biến Tần là gì

Biến tần hay còn được gọi là bộ điều khiển động cơ (Variable Frequency Drive – VFD) là một thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ bằng cách điều chỉnh tần số và điện áp đầu ra. Thiết bị này được sử dụng để điều khiển tốc độ quay và mô-men xoắn của động cơ điện ba pha, như động cơ điện xoay chiều (AC motor), thông qua việc điều chỉnh tần số điện áp đầu ra.

Cấu tạo của Biến tần gồm các thành phần chính: Bộ chuyển đổi AC-DC: chịu trách nhiệm chuyển đổi nguồn điện đầu vào từ dạng điện áp, tần số cố định thành dạng điện áp và tần số có thể điều chỉnh được để cấp cho động cơ. Mạch điều khiển (Control Unit): Bộ điều khiển đảm bảo cho các thông số như tốc độ quay, dòng điện, điện áp,… được duy trì theo các giá trị được cài đặt. Module điều chỉnh điện áp: Điều chỉnh điện áp đầu ra để điều chỉnh tốc độ quay của động cơ và module điều chỉnh tần số: Điều chỉnh tần số đầu ra để kiểm soát tốc độ quay của động cơ.

Biến Tần là gì

Xem thêm bài viết: Biến tần là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của biến tần

Các lỗi Biến tần thường gặp khi lắp đặt và sử dụng.

Biến tần dễ sử dụng và lắp đặt, tuy nhiên nếu không làm đúng quy trình bạn vẫn có thể vẫn gặp phải sự cố kể cả các kỹ sư chuyên nghiệp. Vì thế, dưới đây là cách khắc phục những lỗi Biến tần thường gặp khi lắp đặt và sử dụng Biến tần mà Cơ điện Đông Á đã gặp phải khi thực hiện sửa chữa và bảo trì cho một số đơn vị công nghiệp.

Tại sao khi điều chỉnh biến trở mà giá trị tần số biến tần không thay đổi? 

Có 2 trường hợp xảy ra lỗi Biến tần này:

Trường hợp thứ nhất: Không thấy giá trị của tần số thay đổi nhưng tốc độ động cơ thì có thay đổi khi điều chỉnh biến trở. Nguyên nhân gặp phải lỗi Biến tần này là do biến tần đang ở chế độ hiển thị giá trị khác ví dụ như: điện áp DC bus, điện áp ngõ ra, dòng điện ngõ ra…bạn hãy điều chỉnh biến tần trở về trạng thái hiển thị tần số chạy bằng cách thay đổi thông số ở chế độ đèn Hz sáng. 

Trường hợp thứ hai: Không thấy giá trị tần số của biến tần và tốc độ động cơ thay đổi khi điều chỉnh biến trở. Nguyên nhân gặp phải lỗi Biến tần có thể là:

Thông số chọn nguồn đặt tốc độ chưa được cài đặt đúng.

Biến trở chưa đấu nối đúng.

Dây biến trở bị đứt hoặc tiếp xúc giữa dây biến trở và terminal điều khiển không tốt

Giá trị biến trở không phù hợp hoặc biến trở bị hỏng.

Biến tần đạt đến giới hạn dòng điện do quá tải

Cách khắc phục sự cố Biến tần:

Cài đặt thông số chọn nguồn đặt tốc độ cho hợp lý đối với từng model biến tần

Đấu nối biến trở chính xác theo sơ đồ hướng dẫn đi kèm

Kiểm tra dây biến trở xem có bị đứt hay không, siết chặt terminal điều khiển để tạo tiếp xúc tốt

Chọn biến trở khác có giá trị phù hợp và không bị hư hỏng.

Liên hệ nhà cung cấp

Tại sao khi điều chỉnh biến trở tăng lên thì giá trị tần số ngõ ra của biến tần lại giảm xuống và ngược lại?

Nguyên nhân của lỗi Biến tần này là biến trở bị đấu dây không đúng hoặc cài đặt giá trị Analog tương ứng tỉ lệ không hợp lý, bạn hãy thay đổi thứ tự dây biến trở GND – VS và xem lại cài đặt ở nhóm thông số chọn chức năng các chân DI.

 

 

 

 

Tại sao khi nhấn phím Run/Star trên biến tần mà động cơ không chạy?

Có 2 trường hợp gặp phải lỗi Biến tần này là do: cả biến tần lẫn động cơ đều không chạy và biến tần chạy còn động cơ không chạy

Trường hợp thứ nhất: Bạn phải chắc chắn là biến tần đã được cấp nguồn, khi biến tần ở trạng thái chạy, đèn báo trạng thái chạy sẽ sáng lên. Nếu bạn nhấn phím Run/Star mà biến tần không chạy thì có thể do những nguyên nhân sau:

Chưa cấp nguồn cho biến tần

Lệnh chạy biến tần đã được chọn là terminal hoặc truyền thông

Phím bấm của biến tần bị hư.

Dây cáp điều khiển hoặc cáp màn hình bị đứt hoặc board điều khiển bị hư hỏng

Biến tần đang ở trạng thái báo lỗi

Cách khắc phục lỗi Biến tần này:

Hãy cấp nguồn cho biến tần phù hợp.

Cài đặt thông số chọn lệnh chạy biến tần là từ bàn phím

Reset lỗi trước khi nhấn phím Run/Star

Liên hệ nhà cung cấp 

Trường hợp thứ hai: Khi nhấn phím Run/Star thì biến tần chạy còn motor không chạy. Nguyên nhân gặp phải lỗi Biến tần này có thể là:

Động cơ bị hư hỏng hoặc dây dẫn nối motor và biến tần bị đứt

Động cơ bị kẹt tải cơ khí 

Board điều khiển bị hư hại 

Cách khắc phục sự cố biến tần này:

Kiểm tra động cơ và dây dẫn từ biến tần đến động cơ

Kiểm tra khởi động từ (nếu có) nối giữa ngõ ra biến tần và động cơ đang ở trạng thái hở mạch

Giải quyết kẹt tải cơ khí trước khi chạy lại

Liên hệ codiendonga.com.vn để nhận được hướng dẫn hoặc tư vấn dịch vụ bảo trì sản phẩm.

Tại sao khi biến tần ở trạng thái chạy, không tăng tốc hoặc giảm tốc được bằng bàn phím mặc dù nguồn đặt tần số được chọn là từ bàn phím?

Trong lỗi Biến tần không tăng tốc hoặc giảm tốc được bằng bàn phím có thể đến từ một số nguyên nhân như:

Chức năng UP/DOWN bị cấm 

Một số trường hợp khác mà người dùng thường hay gặp phải là do phím bấm bị kẹt hoặc dây cáp bàn phím bị đứt

Động cơ bị kẹt cơ khí hoặc bị hư hỏng

Dòng điện ngõ ra biến tần đạt ngưỡng bảo vệ

Cách khắc phục lỗi Biến tần ở trạng thái chạy, không tăng tốc hoặc giảm tốc được

Cài đặt thông số cho phép điều chỉnh bằng bàn phím

Liên hệ codiendonga.com.vn để nhận được hướng dẫn hoặc tư vấn dịch vụ bảo trì sản phẩm.

Tại sao khi động cơ được điều khiển bằng biến tần thì phát ra tiếng kêu khác thường so với lúc đấu chạy trực tiếp bằng điện lưới?

Theo nguyên lý dòng điện đầu vào biến tần mang nhiều sóng hài bậc cao. Động cơ được điều khiển bằng biến tần sẽ chịu ảnh hưởng của sóng mang tần số cao, nó sẽ ảnh hưởng đến độ nhiễu ồn của động cơ và EMI của biến tần. Trong trường hợp bạn tăng tần số sóng mang lên thì sẽ làm dòng điện ngõ ra có sóng tốt hơn, làm giảm sóng hài và giảm độ nhiễu ồn động cơ.

Cần phải lưu ý rằng, giá trị tần số sóng mang mặc định là tối ưu trong hầu hết các trường hợp.Chính vì vậy nếu không có trình độ chuyên môn và trong trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh Cơ điện Đông Á khuyến khích người dùng không nên điều chỉnh những thông số này. Nếu đặt giá trị tần số sóng mang cao hơn giá trị mặc định thì nhiệt độ biến tần tăng cao và sóng nhiễu giao thoa càng lớn. Nếu nó được đặt thấp hơn giá trị mặc định thì đó có thể là nguyên nhân làm giảm momen đầu ra của động cơ và tăng nhiễu.

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh