Chào mừng bạn đến với cửa hàng Thiết bị điện tự động hóa Đông Á !
Rất nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi đang chờ đợi bạn
Ưu đãi lớn dành cho thành viên mới
Cơ Điện Đông Á

Aptomat là gì? Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hãng sản xuất Aptomat

Thứ Bảy, 03/08/2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

APTOMAT LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC HÃNG APTOMAT THÔNG DỤNG HIỆN NAY

Chắc mọi người đã từng nghe hoặc đã thấy thiết bị Aptomat tại gia đình, công ty, doanh nghiệp. Nhưng mọi người đã biết Aptomat là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chưa. Hãy cùng với Cơ Điện Đông Á tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Aptomat là gì?

Aptomat là một thiết bị điện mà hẳn ai cũng đã từng nghe. Về cơ bản, Aptomat là một loại cầu dao với khả năng đóng cắt tự động. Trong một hệ thống điện, Aptomat có chức năng bảo vệ hệ thống tránh hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch. Một số loại còn có thêm nhiều chức năng tiên tiến như chống rò rỉ điện hoặc chống giật.

 

2. Cấu tạo chung của Aptomat

Để hiểu Aptomat là gì, chúng ta sẽ đi vào cấu tạo của Aptomat. Cấu tạo gồm có: Tiếp điểm, hộp dập hồ quang, truyền động cắt và móc bảo vệ Aptomat.

a. Tiếp điểm của Aptomat

Có ba tiếp điểm của Aptomat đó là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang. Sự kết hợp của các tiếp điểm này trong Aptomat khiến nó trở thành một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện:

- Tiếp điểm chính: 

Tiếp điểm chính trong Aptomat chịu trách nhiệm chuyển dòng điện trong mạch điện.

Khi Aptomat đóng mạch (ON), tiếp điểm chính đóng trước, cho phép dòng điện chảy qua và cung cấp nguồn điện đến các thiết bị.

Khi cắt mạch (OFF), tiếp điểm chính mở trước, ngắt dòng điện và ngừng cấp nguồn đến thiết bị.

- Tiếp điểm phụ:

Một số Aptomat có tiếp điểm phụ, chúng được sử dụng để cung cấp thông tin về trạng thái của Aptomat (đóng hoặc mở) cho các hệ thống kiểm soát hoặc ghi nhớ sự kiện.

Tiếp điểm phụ có thể được sử dụng để thực hiện các chức năng bổ sung như cảnh báo hoặc kiểm tra tình trạng Aptomat.

- Tiếp điểm hồ quang:

Tiếp điểm hồ quang có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và giảm hồ quang cháy lan khi tiếp điểm chính mở hoặc đóng.

Tiếp điểm hồ quang giúp bảo vệ Aptomat khỏi hỏa hoạn và đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

b. Hộp dập hồ quang của Aptomat

Thường thì, bên trong buồng dập hồ quang thông thường được chia thành nhiều phần nhỏ, có các tấm thép xếp lại để giúp dập tắt hồ quang một cách hiệu quả hơn.

Có hai loại thiết bị dập hồ quang: loại nửa kín và loại hở, chúng được sử dụng để Aptomat có thể dập tắt hồ quang trong chế độ làm việc của hệ thống điện.

c. Cơ cấu truyền động cắt Aptomat

Cơ chế truyền động của Aptomat thường có thể được điều khiển bằng cách thủ công hoặc sử dụng cơ điện (bao gồm cả điện từ và động cơ điện).

Truyền động thủ công thường được áp dụng cho Aptomat có dòng điện định mức dưới 600A. Thường sử dụng một tay cầm phụ, hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy để tăng sức nâng cắt Aptomat.

Trong trường hợp truyền động cơ điện (bao gồm cả điện từ), thường áp dụng cho Aptomat có dòng điện lớn lên đến 1000A. Ngoài ra, có thể sử dụng truyền động bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén để điều khiển Aptomat.

d. Móc bảo vệ Aptomat

Móc bảo vệ có nhiệm vụ giám sát mạch điện, phát hiện dấu hiệu của quá dòng điện (quá tải hoặc ngắn mạch) và sự sụt áp. Khi các sự cố này xảy ra, móc bảo vệ kích hoạt Aptomat để tự động ngắt nguồn điện, ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.

Móc bảo vệ quá dòng điện thường sử dụng hệ thống móc điện tử và rơ le nhiệt, thường được tích hợp trong Aptomat với dòng điện định mức lên đến 600A. Chức năng của móc bảo vệ là đảm bảo thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch.

Móc bảo vệ sụt áp thường dựa trên nguyên tắc điện từ, có cuộn dây mắc song song với mạch điện chính. Cuộn dây này giúp theo dõi điện áp và phản ứng khi có sự sụt áp xảy ra, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ thống khỏi những tình huống không mong muốn.

 

 

Xem thêm: Máy cắt không khí ACB là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại

3. Nguyên lý hoạt động của Aptomat

A. Đối với các dòng Aptomat dòng điện cực đại:

Sau khi đóng điện, Aptomat sẽ ở trạng thái đóng tiếp điểm do các móc khớp với nhau tại cùng một cụm tiếp điểm động. Khi bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức, nam châm điện sẽ không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện sẽ tạo ra lực hút, làm các khớp móc bung ra, lò xo 1 được thả lỏng, dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện sẽ bị ngắt.

B. Đối với các dòng Aptomat điện áp thấp:

Khi Aptomat ở trạng thái ON, với điện áp định mức, nam châm điện sẽ tạo ra lực hút. Khi sụt áp quá mức, nam châm điện sẽ đẩy lò xo và các móc ra trạng thái tự do, dẫn đến các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

 

 

4. Phân loại Aptomat

Có nhiều cách để phân loại Aptomat, dưới đây là một số cách phân loại thường gặp:

4.1. Phân loại theo cấu tạo:

- Aptomat dạng tép - MCB (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Aptomat tép (MCB) hay còn gọi là Át cài là loại Aptomat kích thước nhỏ, dòng cắt ngắn mạch thấp chủ yếu được dùng trong dân dụng.

- Aptomat dạng khối - MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Aptomat khối (MCCB) còn được gọi là Át khối có kích thước lớn, dòng cắt ngắn mạch cao chủ yếu dùng trong công nghiệp và trong các hệ thống dân dụng lớn.

4.2. Phân loại theo chức năng:

- Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB

- Aptomat chống rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép), ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

4.3. Phân loại theo số pha / số cực:

- Aptomat 1 pha: 1 cực

- Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực

- Aptomat 2 pha: 2 cực

- Aptomat 3 pha: 3 cực

- Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực

- Aptomat 4 pha: 4 cực

4.4. Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:

- Aptomat dòng cắt thấp (dòng kinh tế): thường dùng trong dân dụng. Ví dụ MCCB NF125-CV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 10kA.

- Aptomat dòng cắt trung bình (dòng tiêu chuẩn): thường dùng trong công nghiệp. Ví dụ MCCB NF125-SV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 30kA.

- Aptomat dòng cắt cao (dòng cao cấp): thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt. Ví dụ MCCB NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 50kA.

4.5. Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:

- Aptomat có dòng định mức cố định. Ví dụ MCCB NF400-SW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức 400A không thay đổi được.

- Aptomat chỉnh dòng định mức. Ví dụ MCCB NF400-SEW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức điều chỉnh được từ 200A - 400A.

 

5. Các hãng Aptomat thông dụng hiện 

5.1. Hãng schneider:

 

5.2. Hãng LS:

 

5.3. Hãng mitsubishi:

 

5.4. Hãng ABB:

 

 

5.5. Hãng Chint:

 

 

5.6. Hãng Panasonic:

 

 

5.7. Hãng Fuji:

 

 

5.8. Hãng Siemens:

 

6. Đơn vị cung cấp Aptomat giá tốt toàn quốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á

Văn phòng chính: Thạnh Hội 1 , Tổ 1 , Ấp Nhứt Thạnh, xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, Bình Dương

Kho HCM : 22/15 Đường 440 giao cắt Võ Nguyên Giáp, Phường Phước Long A , Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Phone : 0974 640 477

Email :codiendonga1981@gmail.com

Website: https://dientudonghoadonga.com.

Viết bình luận của bạn

TIN LIÊN QUAN

icon icon icon
Danh sách so sánh