Timer là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các hãng timer thông dụng
TIMER LÀ GÌ? CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC HÃNG TIMER THÔNG DỤNG
Timer là một loại thiết bị điện không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại. Hãy cùng Cơ Điện Đông Á đưa các bạn đi tìm hiểu Timer là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các hãng Timer thông dụng hiện nay qua bài viết sau đây:
1. Timer là gì?
Timer được biết đến với rất nhiều tên gọi như: bộ định thời, rơ re thời gian, rơ le định thời, công tắc thời gian, bộ đặt thời gian…
Timer là một thiết bị điều khiển, sau một khoảng thời gian xác định trước, sẽ tự động khởi động hoặc dừng một hệ thống, máy móc hoặc thiết bị được sử dụng trong công nghiệp hoặc gia đình.
Mô hình timer mà ở gần bạn nhất nhưng bạn ít để ý nhất đó chính là bộ hẹn giờ trên máy quạt của bạn. Khi bạn đặt thời gian tắt cho máy quạt tức là bạn đang sử dụng bộ timer đó. Sau thời gian đặt, timer tác động làm ngắt tiếp điểm cấp nguồn cho quạt, làm quạt ngừng hoạt động.
2. Cấu tạo của Timer
a. Nam châm điện:
Gồm có cuộn dây điện áp 12, mạch từ tĩnh 11, lõi thép động 10 và lò xo 9. Nó nhận điện áp từ nguồn điện thao tác. Tức là nguồn cấp cho mạch điện khống chế.
b. Cơ cấu thời gian:
Gồm có bánh răng dẫn động (23) nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này truyền động nhờ lò xo (18) và truyền chuyển động cho bánh răng (22) để làm quay tiếp điểm động (21). Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là hệ thống các bánh răng (16), (15), (13) nối tới trục quay tiếp điểm động bởi bánh ma sát (17). Nó làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc (14), móc (1) và quả rung (2). Cơ cấu con lắc để giữ cho tốc độ quay của tiếp điểm động là đều, tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.
c. Tiếp điểm chính:
Gồm có đầu tiếp xúc tĩnh (22) và đầu tiếp xúc động (21). Ngoài ra, nó còn lại hai tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận (5 – 8) và tiếp điểm nghịch (5 – 7).
3. Nguyên lý hoạt động của Timer
Nguyên lý hoạt động của relay timer được chia làm hai trường hợp riêng biệt, phụ thuộc vào hoạc động của bộ định thời. Đó là:
a. Timer on delay:
Trong trường hợp này, khi cuộn dây được cấp nguồn, thì trạng thái các tiếp điểm trên timer sẽ:
- Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
- Tiếp điểm định thời sẽ không đóng lại ngay như tiếp điểm không định thời ở trên, mà sẽ trải qua một khoảng thời gian như chúng ta cài đặt mới đóng lại và đồng thời duy trì trạng thái đó.
Khi ngắt nguồn điện cấp cho bộ định thời timer, thì toàn bộ các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.
b. Timer off delay:
Ngược lại với timer on delay, trường hợp này khi cuộn dây được cấp điện, thì các tiếp điểm trên timer sẽ:
- Tiếp điểm không định thời sẽ đóng lại hoặc mở ra theo trạng thái thiết kế của chúng.
- Tiếp điểm định thời sẽ đóng lại và duy trì trạng thái đóng như các tiếp điểm trên.
Khi ngắt nguồn cấp cho cuộn dây, các tiếp điểm không định thời bị ngắt, nhưng các tiếp điểm định thời vẫn hoạt động cho đến một khoảng thời gian được đặt trước sau đó mới ngắt.
4. Các hãng Timer thông dụng hiện nay
A. Timer Omron:
B. Timer Hanyoung:
C. Timer selec:
D. Timer Chint:
E. Timer Schneider:
F. Timer Autonics:
5. Đơn vị cung cấp Timer uy tính giá rẻ toàn quốc
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CƠ ĐIỆN ĐÔNG Á
Văn phòng chính: Thạnh Hội 1 , Tổ 1 , Ấp Nhứt Thạnh, xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, Bình Dương
Kho HCM : 22/15 Đường 440 giao cắt Võ Nguyên Giáp, Phường Phước Long A , Tp. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Phone : 0974 640 477
Email :codiendonga1981@gmail.com
Website: https://dientudonghoadonga.com.
Bình luận (1)
Đã mua bên Đông á rồi hàng chính hãng giá hợp lý sẻ mua lại. Trả lời
31/07/2024Đã mua bên Đông á rồi hàng chính hãng giá hợp lý sẻ mua lại.